Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Bắc và Nam

Nói về sụ khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam thì có quá nhiều cái để nói.
Có học trò hỏi cô giáo rằng
- Cô ơi, cho hỏi sao Nhật Bản mà thỉnh thoảng có người gọi là Nhật Bổn ?
- Đó chỉ là những người ở miền Nam, trong đó họ hay gọi chữ "a" thành chữ "ô". Cho nên Nhật Bản họ gọi là Nhật Bổn, Bản Quan thì gọi là Bổn Quan. Cô giáo trả lời.
- Vậy thưa cô, thế người miền nam gọi cái Làn là gì ạ
Cô giáo không trả lời, có thể vì cô chưa nghiên cứu nhiều hoặc chưa sống ở miền nam. Người miền nam làm gì có Cái Làn, họ gọi cái dùng để đi chợ đó là là cái giỏ.
Thắc mắc về hình dạng khác nhau giữa cái bánh chưng và bánh tét. Bành chưng thì có truyền thuyết lý giải về hình dáng của nó trong câu chuyện bánh chưng bánh dày, bánh chưng tượng trưng cho đất vuông. Vậy hình dáng bánh tét có ý nguyên nhân từ đâu ? Có người cho rằng hình dáng khác nhau Bắc Nam được tin rằng là do miền Nam bị ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa. Với tính ngưỡng phồn thực, nên đòn bánh tét có hình dáng của cái Linhga. Nhưng thực ra là không phải, cái gì cũng phải có nguyên nhân và phải có một quyết định cụ thể chứ. Thưc ra thì trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, chia đôi đất nước nên phải tạo hình 2 loại bánh truyền thống theo cách riêng của từng miền. Khi thực hiện điều này, gần đến tết, người phụ trách vấn đề này (Chăc là bộ trưởng văn hóa bây giờ) hỏi chúa Nguyễn
- Thưa chúa, để thực hiện việc sáng tác bản sắc riêng cho miền nam thì việc miền bắc đã có cái bánh chưng tượng trưng cho đất hình vuông, vậy không biết chúa quyết định bánh của miền nam ta có hình thù tượng trưng cho cái gì ?
Chúa Nguyễn lúc này đang vui vẻ với em út, rất bực mình vì đang vui bị làm phiền bèn bực tức văng tục để trả lời
- Tượng trưng gì, tượng trưng cái con C...
Vị quan nghe quyết định như vậy bèn đi về. Ngài bèn cho làm cái bánh có tét có hình thù như bây giờ.
Riêng chuyện cái bánh chưng, tên của nó cũng có vấn đề. Người miền bắc khi nói thường không uốn lưỡi được. Chữ "tr" họ thường phát âm thành chữ "ch". Tôi đã từng thấy có người đàn ông tên là "Trâu", mà là tên trong giấy tờ đàng hoàng. Hoặc có loài phong lan tên là Đai Châu (Thắt lưng bằng châu) nhưng cuối cùng giờ có tên là Tai Trâu ! Ngay cả một số báo chí và truyền hình cũng lẫn lộn "tr" và "ch", họ nói sao viết vậy, và có người là sợ bị viết lộn nên luôn viết ngược với nói. Cái bánh mà để lên bàn thờ cúng tổ tiên là bánh chủ yếu để cúng, để trưng bày chứ không phải để ăn, do đó bánh này có tên là bánh Trưng, tức là bánh để trưng. Nhưng do nói lộn và viết cũng lộn như vậy nên dần dần bánh có tên là bánh Chưng !
Nói về sự khác nhau giữa con gái miền bắc và miền nam, tôi có xem một số bạn trẻ tổng kết như sau, chẳng biết đúng được bao nhiêu phần trăm, nhưng cũng post lên các bạn xem chơi:
(Cũng tùy hoàn cảnh từng gia đình thôi )
Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.
Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.
Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu
Gái bắc mình xỉn, nó gọi điện thoại cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.
Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.
Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.
Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt ... luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.
Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.
Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà
Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.
Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.
Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình
Cà phê:
Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
Ăn trưa:
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
Gọi điện ngoài đường:
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai
Cảm ơn:
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
Cơn mưa:
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
Ăn mặc:
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
Còn về chuyện con trai, em tôi lại đọc bài sau
Miền bắc có mấy thằng điên
Trong túi có tiền, cứ nói rằng không
Suốt ngày chỉ chạy lông nhông
Nói thì như thánh, làm không ra gì
Nhưng mà được cái kiên trì
Học các nghị quyết, kiểu gì cũng thông
-----*------
Miền nam có mấy thằng khùng
Nói năng rất dở, lạnh lùng như điên
Trong túi sẵn có đồng tiền
Mới lấy vợ lớn, muốn liền vợ hai
Suốt ngày chỉ nhậu lai rai
Có mấy nghị quyết, học hoài không xong
Sao mấy ông miền trung cũng xen vào
Miền trung có mấy thằng buồn
Nó đi cửa trước, nó luồn cửa sau
Suốt ngày tính chuyện làm giàu
Nó chi đúng chỗ, nó câu đúng người
Nghị quyết nó thuộc mười mươi
Nhưng chỉ sử dụng những nơi nó cần
Những câu này cũng không biết trúng trật gì không. Có ý gì không ai mà biết.
Trời Gầm - L . A. T Tháng 12/2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét