Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Lại Nói về Từ Ngữ

(Xem bài Luận Về Từ Ngữ - Đăng ngày 01/11/2009)
Từ ngữ Việt Nam, nói thì không bao giờ cạn. Tuy nhiên từ ngữ chúng ta vay mượn nhiều. Cả ngàn năm đô hộ của Tàu, tất nhiên từ Hán Việt thì nhiều vô kể. Kế đó khi thuộc Pháp, từ ngữ cũng bắt đầu phải dùng từ của Pháp, vì Việt Nam chưa có những từ đó, không dùng thẳng từ của họ thì không biết lấy gì mà dùng. Ví dụ như các bộ phận của xe đạp, đa số là dùng từ Pháp, chẳng hạn.
Tuy nhiên ít người biết rằng, chúng ta cũng đã dùng các từ mượn của người Anh. Chẳng hạn như trái quýt, đây là loại trái cây nhiệt đới, khi thấy trái này giống trái cam, nhưng lột vỏ rất dễ và lột rất nhanh, người nhập giống này đã rất ngạc nhiên và thốt lên " Oh, Quick, quick" (Ô, nhanh, nhanh quá), thế là thành trái quýt. Hoặc trái bí đao, nhiều người cứ nghĩ rằng nó giống cái đao (dao) thì gọi là bí đao. Nhưng không phải như vậy, nếu hình giống con dao thì phải là trái phượng hay trái núc nác, chứ trái bí đao thì giống như một cái chày. Khi người Anh, Mỹ thấy các loại bí khác đều thường bò dưới đất, chỉ có giống bí này là trồng trên giàn, mỗi lần muốn lấy phải hạ (down) chúng xuống, vì vậy mà có tên bí Đao là vậy . Trong khi đó, trái bí đao, bên Tàu lại cho là có nguồn gốc từ Việt Nam. Bên Tàu họ gọi các loại quả loại này theo xuất xứ, chẳng hạn như Đông-qua (Quả có nguồn gốc từ phía Đông) là quả Bí đỏ (Đúng vậy, ngay bí đỏ người Anh cũng xác nhận là có nguồn gốc từ Trung Quốc, nên người Anh gọi là China squash - Việt Nam dịch từ tiếng Anh ra là Bí Ngô - Ngô là bên nước Ngô). Si-qua (Quả có nguồn giốc từ phía tây) là Dưa Hấu, Nam-qua (Quả có nguồn gốc từ phương nam) là quả Bí đao.
Thực ra người Việt, từ xưa đã thích dùng đồ ngoại, kể cả từ ngữ cũng vậy ! Ông bà ta ngày xưa đã thế, lớp trẻ bây giờ còn hơn thế. Từ ngữ cũng biến đổi theo tư tưởng và suy nghĩ của con người. Cách đây chỉ hơn ba mươi năm, những người phụ nữ lấy chồng người Mỹ thì bị gọi là Me-Mỹ - Một từ có ý không tốt để kêu họ. Nhưng ngày nay thì có khi còn được vinh danh, đăng báo, và bản thân họ cũng cảm thấy hãnh diện. Cũng khoảng thời gian ấy, tức là cũng khoảng hơn ba mươi năm gì đó, chúng ta, vâng cũng chúng ta - khi mà việc viết nhật ký trong quân nhân bị quy là tư tưởng tiểu tư sản, và nếu bị phát hiện là cũng bị kiểm thảo, kỷ luật ra trò đấy. Nhưng đến nay, khi mà người Mỹ ca ngợi cuốn nhật ký của vị bác sỹ quân đội Việt Nam, thì chúng ta- vâng cũng chúng ta, lại cho là hành động Anh Hùng. Chúng ta, cả chúng ta và Mỹ (Nếu người Mỹ biết việc vị cẩm viết nhật ký) có lẽ chưa đánh giá hết hành động của cô, mà có lẽ phải tuyên dương hành động anh hùng vì đã dám viết nhật ký, dám có tư tưởng tiểu tư sản trong một môi trường vô sản. Việc này còn đáng khen gấp nhiều lần những hành động anh hùng khác mà cô đã viết trong nhật ký (Xin lỗi nhé, vì tôi cũng chưa xem nhật ký cũng như phim). Gữa tội phạmanh hùng xem ra chỉ là thời gian.
Lan man mãi, đang nói về từ ngữ, lại nói quá nhiều sang ý thức. Nói về địa danh, thì danh từ tiếng Việt cũng anh hưởng rất nhiều của tiếng Tây. Câu chuyện chẳng biết trúng trật gì như Nha Trang xuất phát từ có ngôi Nhà Trắng và người Tây gọi không dấu mà ra. Hay như thị xã La Gi (Bình Thuận) cũng xuất phát khi quan Pháp khi đi đặt tên địa danh hỏi người dân "Ở đây là gì ?" nhưng nói không dấu nên vị quan ghi sổ người Việt tưởng ông ta đã nói "ở đây là La Gi !" Tương tự như vậy, Hội An xưa là Phai Phô, khi người Pháp hỏi "Ở đây có phải phố ? "
Đó là chuyện từ xa xưa, lâu lắm rồi, nhưng mới đây thôi, địa danh Dung Quất là một chuyện mới. Trước đây vùng vịnh này có tên là Vũng Quýt, trong bản đồ của Mỹ tất nhiên làm gì mà viết thành Vũng Quýt được nên được phiên âm là Zung Quat. Sau đó, vì khoa học, địa lý, và các nguyên cứu liên quan đến bản đồ vệ tinh của Mỹ đều hiện đại hơn ta - thế là dịch từ Mỹ sang Việt và thành Dung Quất !
Cũng là địa danh, ở Thanh Hóa có một địa danh đã được lưu truyền trong câu chuyện Đường Tăng đi thỉnh kinh, đó là thị trấn Hồi Xuân. Thị trấn này rất đẹp và sầm uất, nghe nói sắp lên thị xã (Không biết đã lên chưa). Địa danh này bạn thường thấy trên các chương trình dụ báo thời tiết VTV. Thị trấn này rất hiếm đàn ông, mà toàn phụ nữ, nhưng nghe nói cỡ tuổi khoảng bốn, năm mươi gì đó. Người ta chưa thống kê được số lớn tuổi hơn thì họ đi đâu, nhưng số trẻ thường đi làm ăn xa ở các thành phố. Nghe nói đây chính là Tây Vương Nữ Quốc mà Đường Tam Tạng đã ghé qua. Có lẽ lúc cao tăng ghé phụ nữ còn rất trẻ, bây giờ họ đã trở nên sồn sồn rồi chăng !
Thanh Hóa, tôi sinh ra và lớn lên đến 14 tuổi ở đó (Không phải ở Hồi Xuân đâu nhé). Công nhận họ cũng có lý khi dứt khoát không chấp nhận quả đu đủ là đủ. Người ta nói nó phải là quả thiếu chứ không thể đủ được. Vậy là dân Thanh Hóa gọi quả đu đủ là quả Hổng. Khi giải thích cho một ông khách nước ngoài, hai anh bạn tôi, một anh ở Hà Nội bảo nghĩa tiếng Việt của trái này là "Enough fruit" (Quả đủ), trong khi đó anh bạn Thanh Hóa nói nó là "Hole fruit" tức là quả có lỗ, quả hổng, ông khách bó tay ! Thanh Hóa cũng dứt khoát không công nhận quả bí đỏ là bí Ngô (Bí Tàu, bí Trung Quốc), theo họ quả này xuất xứ từ Lào, vì vậy họ gọi là quả Bầu Lào.
Thanh Hóa, Hồi Xuân nơi trồng rất nhiều luồng. Miền nam không có luồng, vì trong một từ thì miền nam lúc nào cũng có nhiều chữ "ô" hơn miền bắc (Điều này tôi sẽ nói ở bài sau), nên hình như miền nam gọi luồng là lồ ô. Lúc nhỏ, khi tôi còn học cấp hai, ở trường xã họ dạy môn kỹ thuật làm nông, tôi còn nhớ được học

Trồng luồng phải bỏ u rê
Quê ta Thanh Hóa, rất mê trồng luồng !
Không biết giờ có học vậy không, lâu quá rồi.
Nói về danh từ, khi người ta xâm chiêm được một địa danh nào đó, họ thường khẳng định nó nà của mình bằng cách đặt tên nó sao cho nó chính thức thuộc nước mình. Khi người Hán chiếm xuống phương nam, họ xâm chiếm một hải cảng cực nam Trung Hoa bây giờ, họ bèn đặt tên là Hán Khẩu - Một cửa khẩu của người Hán. Hán Khẩu nằm sát Hải Nam ngày nay. Với người Việt, khi chiếm đến Quảng Trị, cũng khẳng định một cửa biển mới chiếm là của mình bằng cách đặt tên là Cửa Việt - Tức cửa biển của người Việt.
Trời Gầm, Tháng 11/2009

Kinh Doanh và Phụ Nữ

Đã mang cái nghiệp kinh doanh
Thì em phải nghĩ là anh xa nhà
Nếu anh đi với đàn bà
Thì em hãy nghĩ, đó là kinh doanh
21 điểm tương đồng giữa Phụ nữ và Khách hàng

Đôi khi nhìn lại quả thật khách hàng đỏng đảnh chẳng khác gì phụ nữ, càng đọc nhiều report market research càng thấy rõ điều đó, thay đổi liên tục, không biết đường nào mà lần. Qua trao đổi với bạn bè, thôi thì post lên xem cho vui
Dưới đây là 21 điểm tương đồng giữa khách hàng và phụ nữ:
1. Phụ nữ đẹp khiến đàn ông không chịu nổi, hàng hóa đẹp khiến phụ nữ không chịu nổi. Vì thế, một bộ phận đàn ông sản xuất hàng hóa, một bộ phận đàn ông vì phụ nữ mà phải bỏ tiền

2. Đàn ông khôn ngoan khen ngợi trước mặt phụ nữ, người bán hàng khôn ngoan khen ngợi khách ngay trước mặt họ. Kỳ thực, trong lòng anh ta thầm rủa cô gái, người bán hàng rủa thầm khách hàng.
3. Đàn ông lấy được vợ thì chẳng để ý gì vợ, phụ nữ lấy được chồng thì cảm thấy chồng không xứng đáng. Nhà kinh doanh bán được hàng rồi thì chẳng nhớ gì khách, khách mang hàng về thì cảm thấy phí tiền.
4. Kỳ thực vợ rất để ý đến chồng, khách hàng rất để ý đến nhà kinh doanh. Nhưng họ chỉ để ý đến sự quan tâm (của đàn ông hay nhà kinh doanh tới mình), chẳng để ý gì đến sự tổn thương.
5. Đặc điểm của gia đình hiện đại là chồng làm việc nhà, nhiệm vụ của vợ là tạo việc nhà cho chồng làm. Đặc điểm của kinh doanh hiện đại là thương gia kinh doanh, còn nhiệm vụ của khách hàng là "tạo đất" cho thương gia kinh doanh.
6. "Quy tắc làm chồng" là: Điều một, vợ không bao giờ sai; điều hai, nếu vợ sai, xem lại điều một. Còn đây là" Quy tắc phục vụ khách hàng": Điều một, khách hàng không bao giờ sai; điều hai: nếu khách hàng sai, xem lại điều một.
7. Phụ nữ chọn đàn ông trong những người đàn ông; khách hàng chọn thương hiệu trong những thương hiệu
8. Yêu một người vì rất nhiều lý do, nhưng ghét một người thì cũng chỉ cần một lý do. Chọn thương hiệu vì rất nhiều lý do, nhưng bỏ một thương hiệu chỉ vì một lý do.
9. Phụ nữ trang điểm không phải để vừa mắt đàn ông mà để đàn ông lấy lòng. Khách hàng lang thang trong siêu thị không phải để vừa lòng người bán mà để người bán lấy lòng.
10. Anh có thể cùng bạn gái nói đủ thứ chuyện, trừ chuyện tiền bạc. Anh có thể thề thốt với khách hàng đủ điều, trừ chuyện ăn lãi.
11. Đàn ông thích mông phụ nữ, phụ nữ thích ví trên mông đàn ông. Trong mắt nhà kinh doanh, đàn ông chính là chiếc ví trên mông phụ nữ.
12. Đàn ông cưới rồi thì đổi mặt không biết thế nào mà lường. Thương gia bán được hàng rồi thì dịch vụ bảo hành không biết thế nào mà lường.
13. Đàn ông thề bồi với phụ nữ. Người bán hàng thề bồi với khách hàng. Có thể tất cả đều là giả.
14. Nhà kinh doanh muốn moi tiền khách hàng, đàn ông chỉ muốn đàn bà thoát y. Thế là khách hàng chưng tiền, đàn bà chưng cơ thể.
15. Một số đàn ông chỉ có mục đích là hạ một người đàn bà. Tất cả thương gia đều có mục đích là hạ từng khách hàng.
16. Người đàn bà không tin thể non hẹn biển tất có một tình sử buồn. Khách hàng không tin chất lượng sản phẩm tất có một kinh nghiệm buồn.
17. Đàn ông "dặt dẹo" lấy được vợ thì khoái chí, chỉ vợ không khoái chí. Hàng hạ giá cuối cùng bán được, người bán khoái chí, chỉ người mua là không khoái chí.
18. Trong gia đình, chồng giỏi giang đến đâu cũng có thể bị vợ mắng; ngoài xã hội,chồng bạc nhược đến đâu, cũng có thể được vợ khen. Thương phẩm cũng vậy, hàng hiệu cũng bị khách hàng dèm pha như hàng nhái; hàng nhái cũng có thể làm lác mắt khách hàng như hàng xịn.
19. Vận mệnh đàn ông trong tay phụ nữ, vận mệnh thương hiệu trong tay khách hàng.
20. Đừng cố làm khách hàng nhận sai cũng như đừng cố làm phụ nữ nhận sai.
21. Khách hàng xét nét nhà kinh doanh cũng như phụ nữ xét nét đàn ông, xét nét những câu tứ và cả những lời nói dối.

Bạn thử suy nghĩ và cho ý kiến của mình nhé

.............
11/2009

Thanks for Mr.N.D.Tien, has sent email 2me

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

Đối Đáp

Khi còn bé, tôi là đứa hay bị ăn đòn nhất nhà. Mẹ tôi, mỗi lần đánh tôi thường nói " mày là thắng gan lì cóc tía, gan chí mề". Mẹ kể rằng lúc sinh ra, tôi bị nhau (rau) quấn cổ 3 vòng, những người như vậy rất gan lì. Càng lớn, tôi càng thấy mình không gan lì chút nào. Cũng may, khi tôi lớn đã không còn chiến tranh, chứ nếu còn, tôi cũng không thể đi hoạt động cách mạng được. Vì nếu hoạt động, tôi cũng không thể gan lì đến mức tra tấn mãi mà không khai, hoặc ít ra tôi cũng "nhất định không khai thủ trưởng nằm trong đống rơm".
Về văn học, tôi cũng không được đánh giá cao. Thường tôi làm văn không được điểm cao, vì vậy mà khi vào cấp 3 (Trung học phổ thông) tôi đã chọn ban C, chuyên học về Toán, Lý, Hóa (Sau 1975 ở miền nam ban C là Toán, Lý, Hóa - Khác với bây giờ). Phần vì cảm thấy mình không giỏi về các môn xã hội, phần vì lúc này ai cũng muốn học một nghành gì đó cho có căn bản để sau này dễ kiếm ăn. Chứ lúc này đâu có ai hướng dẫn cho mình là học các môn xã hội, sau này có thể làm các loại "Tiến sĩ chính trị" còn dễ kiếm ăn và nhanh giàu hơn những anh kỹ thuật thông thường.
Đã có nhiều người sau này thường thấy những lựa chọn không phải thì cho là sai lầm, hay không hợp thời. Một anh bạn lớn tuổi hơn tôi đã từng than thở rằng
"Lúc mình trẻ, người ta cần già
Lúc cần đàn bà, mình là đàn ông
Qua ít mùa xuân hạ thu đông
Khi cần người trẻ, thì ông ... đã già"
Anh ta bảo ngày xưa cổ hủ, lúc nào cũng cần người già, có kinh nghiệm, nhưng lúc bấy giờ anh còn trẻ. Khi phong trào phụ nũ lên cao, trong "cơ cấu" lúc nào cũng ưu tiên cho phụ nữ vv... nói tóm lại, anh ta không hợp thời
Tôi không có suy nghĩ như anh. Tôi không khá được chỉ vì tôi hay cãi lắm. Ngày xưa, tôi bị mẹ đánh nhiều cũng chỉ vì tính hay cãi nhiều này. Khi đi làm cơ quan nhà nước (mặc dù là công ty kinh doanh) tôi cũng hay cãi mỗi khi thấy không đúng. Như vậy thì làm sao "phát triển" và cũng nhiều lần người ta cũng muốn "phát triển" tôi, nhưng tôi không chịu, vì biết rằng số mình không thuộc tupe này. Nếu theo họ, thì chỉ sẽ khổ cho mình và khổ cho chính họ nữa.
Hay cãi, kết luận có từ nhỏ ! Nhưng thực ra sau nay, khi đã chín chắn, ít khi cãi hay tranh luận nữa. Không phải vì tôi đã thông mà vì cảm thấy chán, không thèm nói. Về việc cãi hay tranh luận, thì bản chất của một việc có thể gần giống nhau, mà người ta lại dùng nhiều từ khác nhau để mô tả nó. Tùy theo tính nặng nhẹ, sự yêu ghét mà họ có thể cho là thảo luận, tranh luận, đối đáp, hoặc cãi nhau. Có thể người lớn (hoặc cấp trên) cho là người nhỏ hơn cãi mình, người nhỏ lại nghĩ mình chỉ tranh luận thôi. Nhưng đối đáp thì lại khác, từ xưa "các cụ" vẫn ca ngượi sự đối đáp trong văn học đấy thôi
Chuyện kể rằng có một anh học trò cưới vợ, đến ngày đưa dâu và phải đi qua một con suối. Ngày xưa làm gì có cầu như bây giờ, lúc này chúng ta chưa "quen" với Nhật Bản nên làm gì có vốn ODA hay các loại dự án này nọ, vì vậy chỉ có mùa khô thì có thể lội qua suối thôi. Một số đàn ông thì có thể qua suối, nhưng còn lại cô dâu và chị của cô là khó qua, vì họ mặc áo dài, quần mỏng làm sao lội suối.
Chú rể đành xung phong cõng chị vợ và vợ qua suối. Tất nhiên theo vai vế thì phải cõng chị trước, thanh niên ngày xưa "nam nữ thọ thọ bất thân" chứ không có chuyện "nam nữ thọ thọ giao thân" như bây giờ. Vì vậy khi có một người con gái trên lưng, quần áo mỏng, lại đi dứng trầy trật do lòng suối nhiếu sỏi đá, đến giữa suối thì "súng ống" của anh chú rể dựng lên cả. Mà ngày xưa thì đàn ông mặc quần thụng, áo dài khăn đóng, tất nhiên là không có các loại phụ tùng, quần xì như bây giờ. Vì vậy mà cậu không bước đi được nữa. Chị vợ ngồi trên lưng thấy em rể không đi, bèn hỏi, cậu rể không biết nói sao, đành đọc
Chị là chị vợ, chị bề trên
Cớ sao mày lại ngổng cổ lên
Khôn hồn thì thụt ngay đầu lại
Đừng làm như thế, vậy không nên !
Bà chị ngồi trên lưng thấy vậy, có ý rất thương cho cậu em, nhưng không biết giỡ sao cho hết thế bí. Sau một chút suy nghĩa bèn đọc
Nam nhi chi chí, đại trượng phu
Cậu mày có học, thế mà ngu
Nó đà muốn thế, cho nó thế
Chị là chị vợ, chị chi cu !
Có thể cho là cũng thoáng thật, nhưng cũng hợp lý thôi. Chứ biết làm sao bây giờ.
Tôi có một cô em, không giống tôi, cô này giỏi về văn học, giỏi hơn tôi nhiều (vì thực ra tôi có biết gì đâu). Vì vậy mà cô cũng học bên ngành khoa học xã hội, chồng cô, em rể tôi cũng học bên xã hội. Tuy nhiên khi ra trường họ không làm cùng cơ quan với nhau, cô em tôi làm trong nghành tòa án. Sau tết vừa rồi, cơ quan cô có tổ chức cho cán bộ đi chơi, anh chồng ở nhà có vẻ cũng không vui vì vợ đi chơi, nên khi vợ đã đi bèn lấy điện thoại ra nhắn tin
Tòa án đóng cửa đi chơi
Cần Thơ, Đà nẵng mọi người tham quan
Dân gian, dân vẫn cứ gian
Chơi xong ông xử, nếu oan mặc mày
Cô vợ cũng không phải vừa, bèn nhắn lại
Quan tòa cũng phải đi chơi
Vất vả cả đời, cũng phải tham quan
Dân gian, dân vốn vẫn gian
Chơi xong bà xử, chẳng oan bao giờ
Tôi rất phục khi nghe đối đáp như vậy, cho là hay. Nhưng nếu là một số người không ưa thì cho là nhà này cãi nhau, cơ quan này nói không tốt cơ quan kia. Chẳng qua là thơ văn, đối đáp tý cho vui thôi, không hơn là mấy ông họp hành nhất trí như nhau nhưng trong bụng không ưa nhau và tìm cách chơi nhau sao !
Trời Gầm L.A.T - Tháng 11/2009

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2009

Whole Round Squid


Whole Round Squid
This items frozen on board
Latin name: Loligo Chinesis
Size(cm): 12-15/ 15-20/ 20-25/ 25-30 / 30 - up
IQF frozen, PE/Pcs. 10 kgs/carton
HP: 84.982880501

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Squid Ring and Head


Frozen Squid Ring & Head (SR&H)


Produce can produce from

- Loligo Chinesis

- Loligo Edulis

- Loligo Japonica

My produce produce from Loligo Chinesis (See picture). Ring about 70%, head 30%.

Size L : Cut from Squid tube lenght 15 cm - up

Size M: Cut from Squid tube lenght 12-15 cm


Packing : 1 kg/bag. 10 kgs/carton

Noted:

- The SRH skin-on more fresh than skinless

- For Use: Blanch only

If anything to command, can contact me at:

Email:anhtuanle08@gmail.com

HP: 84.0982880501

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Lại Chuyện Ngày Xưa

Tôi rất không nhất trí với nhiều người, khi nói một thứ gì đó họ luôn nói rằng " Cái này ngày xưa tốt lắm, giờ không ra gì". Khi ăn uống món gì, họ hay nói "Cái món này ngày xưa ngon lắm" Cũng là cái ăn, cái uống, nhưng một số người sống tại miền nam trước 1975 hay nói "Cái này trước giải phóng ngon lắm" hay "Coca ngày xưa ngon lắm chứ không như bây giờ"

Tôi chỉ đồng ý với anh ta một điều "Vợ anh ngày xưa ngon lắm, chứ không như bây giờ". Ngày xưa, khi chúng ta còn thiếu thốn, lâu lâu mới được ăn một bữa thịt gà, và lúc đó đương nhiên là "gà ta" rồi - ngon tuyệt. Bây giờ, thực phẩm dư thừa, không phải gà ta nữa mà còn nhiều món ngon hơn nhiều - vẫn không thấy ngon tuyệt. Vì vậy mà khi ta ăn những món của ngày xưa sẽ thấy không được ngon như trong trí nhớ của chúng ta về ngày xưa.

Nhớ Ngày Xưa

Ngày xưa bụng bự thì sang
Bây giờ bụng bự : Đau gan, tiểu đường
Ngày xưa gầy ốm, đáng thương !
Bây giờ gầy ốm, tiểu đường ít lo

Ngày xưa rau rẻ như cho
Chỉ mong đủ lượng calo hàng ngày
Bây giờ thịt cá dư đầy
Lại lo cắt giảm, mỗi ngày bao nhiêu

Ngày xưa khi chớm biết yêu
Đưa nhau ăn uống ra điều quan tâm
Bây giờ bụng chảy, ngực thâm
Đưa nhau đi bộ, xoay mâm, lắc vòng

Ngày xưa rượu gạo còn mong
Bây giờ Ken cũng uống trong khẩu phần
Ngày xưa chỉ ước lên cân
Bây giờ ước giảm - Đất gần, trời xa
Ăn không ngon, vấn đề nằm ở miệng anh đấy, chứ không phải nằm ở món ăn. Ăn không ngon, không phải vì món ăn không ngon, mà vì miệng của chúng ta đã quen với cái ngon rồi. Việc này như là chuyện trạng Quỳnh cho Chúa ăn mầm đá vậy, ngay những người luôn được ăn uống sung sướng, thì lúc đói ăn gì cũng thấy ngon. Khi ta là những sinh viên trong những năm đầu của thập niên 80, ăn trong bếp ăn tập thể, chỉ cần một ít chất béo là đã thấy bữa ăn ngon lắm rồi. Ba mươi năm sau, cũng là ta, thì ngay cả với những món ngon hơn nhiều, ta cũng cảm thấy không ngon miệng chứ nói gì đến những món như ngày xưa.
Có một lý do nữa mà ta cũng cần phải nhớ, đó là sức khỏe. Hãy quan sán một đứa trẻ 13-14 tuổi ăn uống xem, bạn sẽ thấy nó ăn uống ngon lành như thế nào. Và cũng đứa trẻ ấy khi 60 tuổi, nó sẽ nghĩ ngày xưa món này, món kia ngon lắm (Nếu như nó cũng suy nghĩ ấu trĩ như bạn)
Có một thời gian, rộ lên một số món ăn dân giã trong các nhà hàng, khách sạn. Chẳng hạn như món Lẩu Gà Lá Giang đã có mặt rất nhiều tại các nhà hàng của các thành phố lớn. Tại sao lại có món này, một món nhạt nhẽo vớí cái thứ là chua lòm va dai nhách. Đây có thể gọi là món "nhớ xưa' hay món "nhớ rừng". Vào thập niên 90, khi mà nền kinh tế đã trở nên khá giả, cán bộ dù không tham nhũng, nhưng cũng đã giàu lên một cách khó hiểu ! Và tại các nhà hàng, thực khách chủ yếu là cán bộ. Với số thực khách này, họ nhớ lại rằng ngày xưa khi còn ở trong rừng, mỗi lần kiếm được một con gà thì nấu với lá giang là tuyệt vời nhất (Đâu còn món gì khác trong rừng). Ngon ! ngon lắm, giờ đây nhớ lại vẫn cảm thấy ngon và rất thèm. thế là món này được đưa vào thực đơn - có cầu khắc có cung vậy.
Cũng giống như lẩu gà lá giang ở miền nam, miền bắc cũng có các món dân dã của miền bắc được đưa vào nhà hàng, chẳng hạn như món Cơm Nắm Muối Vừng, hay Rau Muống.
Nhưng những món này chỉ được tôn sùng với các điều kiện : Người dùng khi xưa là tương đối nhiều trong xã hội, những người đó giờ đã sung sướng hơn xưa. Và ở trên đời, thà khổ trước, sướng sau - chứ thê thảm nhất là sướng trước khổ sau.
Tương tự như thực phẩm, một số đồ vật cũng đã từng bị những nhận xét như vậy. Khi hãng Honda cho ra những chiếc xe cub đầu tiên, nhiều người, ngay cả những thợ sửa xe cũng nói "xe này đẹp, nhưng không tốt, không bền như xe dame hay xe 67. Xe này đánh lủa bắng IC, rất nhanh hư, khi hư không có mà thay" vv... làm gì có chuyện phát minh và ứng dụng sau lại không bằng ứng dụng trước. Bao nhiêu năm nay thực tế đã chứng minh và không thấy ai còn nhắc đến những chuyện thế này nữa.
Tất cả những gì dựa vào thiên nhiên mà có. do tự nhiên mà ra, thì sản lượng sẽ ngày càng ít đi. Chỉ có những thứ do con người sản xuất ra thì ngày một nhiều. Những thứ mà sẽ bị hao mòn do thời gian, cũ đi do thời gian thì sẽ không bằng ngày xưa. Tất cả những ông già ngày xưa đều là lực sĩ, tất cả các bà già ngày xưa đều là hoa hậu
Trời Gầm - L.A. T - Tháng 11/2009

Người Ta Được Gọi Là Con Người Từ Lúc Nào


Thuyết tiến hoá, con người được cho là tiến hoá là con vật mà lên. Và gần nhất với con người là con khỉ, vậy thì lúc nào còn gọi là con khỉ, lúc nào thì đã được gọi là con người ?
Tương truyền rằng, khi thượng đế mới sinh ra vạn vật, vũ trụ rất lộn xộn, mọi thứ đều không được kiểm soát. Thượng đế rất mệt mỏi vì chuyện này, ngay cả chuyện các loài vật sinh ra và sống một thời gian rồi lại chết đi mà không thể tự tái tạo nòi giống cho chính mình cũng làm người mệt mỏi. Cũng có khi các loài vật cũng không muốn ăn uống gì, vì lúc bấy giờ, ăn uống cũng là một công việc "không hứng thú gì" với các loài vật. Sau một thời gian suy nghĩ, ngài thấy rằng, mình muốn để cho tồn tại thế giới này thì phải ban ra một loạt những quy định về "trách nhiệm" và "quyền lợi" của các thành viên trái đất.
Thượng đế triệu tập cuộc họp lần thứ nhất, người phán : Tất cả các loai vật sinh ra trên trái đất đều phải có trách nhiệm sinh đẻ để bảo tồn nòi giống. Khi sống, phải có trách nhiệm ăn uống để duy trì sức kkoẻ và duy trì sự sống. Để đảm bảo các trách nhiệm đó, ta ban cho các ngươi các quyền lợi là khi ăn uống, khi sinh hoạt tình dục các ngươi sẽ được có cảm giác sung sướng, chứ không phài là cảm thấy khổ cực như đi cày ruộng mà lâu nay các ngươi từng có.
Sau quyết định trên, mọi sinh vật sinh sôi và phát triển một cách tự nhiên mà không cần sự can thiệp của thượng đế. Tuy nhiên, cám giác sung sướng đã làm cho mọi loài ăn uống và sinh hoạt đều thái quá. Sau một thời gian, trái đất đã có vẻ trở nên quá chật chội, sinh vật đẻ vô tội vạ, ăn uống quá trời không kiểm soát nổi.
Trước tình hình trên, thượng đế quyết định triệu tập cuộc họp lần thứ 2, tại cuộc họp lần này nhằm trao đổi để tìm hiểu tình hình, nhằm lập lại trật tự sinh hoạt trên trái đất. Sau khi giấy triệu tập có ghi rõ ngày giờ được phát ra, các loài vật đều lần lượt đến dự. Chó, loài vật được cho là nhanh nhất so với các loài khác đã đến đầu tiên.
- Nghe nói dưới trần gian, ngươi không không lo làm ăn, mà chỉ lo chơi bời, làm sinh con đàn cháu đống đúng không ? Thượng đế hỏi
- Dạ đâu có, ngài đừng nghe thuộc cấp báo cáo không đứng sự thật. Không có chuyện đó đâu. Chó chối phắt.
- Ngươi không trung thực. Vì vậy từ nay trở đi ta chỉ cho ngươi một năm được làm chuyện có ít lần, và vì ngươi hay chối, nên mỗi lần ngươi làm xong, ta bắt hai ngươi phải dính lại với nhau, như là một bằng chứng không thể chối cãi.
Vì có quá đông loài vật, và mỗi lời thượng đế nói ra, ngay lập tức đương nhiên ngay lập tức đều trở thành hiện thực. Lúc này hầu hết các loài vật đều đã có mặt đầy đủ và ghe rõ Ngài phán. Các con vật đến phiên mình sau đó đều đã thấy tấm gương của chó nên đã rất sợ hãi và thành khẩn nhận tội. Thượng để có một ngày nghe tâm sự và ban phát các quyết định cho hầu hết các con vật như mỗi năm chỉ được yêu bao nhiêu lần, mỗi lần bao lâu, kiêng cữ thế nào trong thời gian mang thai, vv..và v.v.
Con người, vì quá mải mê vui thú mà có vẻ như không quan tâm đến giờ giấc họp hành (Như chúng ta hay đi dự đám cưới trễ, chẳng hạn). Nên khi giờ họp đã hết, Thượng đế đã sửa soạn đứng lên, ngài đang trên đường bước ra cửa phòng. Ngài cũng đã quá mệt và đói, bữa tiệc long trọng đang chờ Ngài, thì lúc này Con Người mới hớt hải chạy vào
- Ngươi giờ này đi đâu ? Thượng đế hỏi
- Dạ con đến dự họp, vụ...giấy mời hôm nay. Con người lắp bắp trả lời
- Về, về, về... mày thì ... lúc nào cũng được. Ngài đang vội và bước ngay ra cửa.
Từ đó về sau, hình như không còn cuộc họp nào nữa.
Con người rất thoải mái trong chuyện ăn chơi. Ăn thì vô tội vạ, bụng to vật vưỡng. Yêu thì không thể tả xiết, bất kể thời gian nào trong năm, bất kể thời điểm nào trong ngày, bất kể vị trí vị trí và nôi chốn khi làm việc đó.
Và khi đã sống bốn năm mươi năm có đủ sức khỏe để yêu, khi tuối tác hơi kém một chút, người ta còn tìm hiểu và tiếp tục bổ sung bằng các loại thuốc để "tăng cường sinh lực". Phương tây thì nghiên cứu tây dược như viagra, phương đông thì vô vàn các loại thảo dược nhằm kéo dài "tuổi xuân" !
- Nhưng ông có biết khi nào thì chúng ta được gọi là "người" không ?
- Khi mà lúc yêu chúng ta dám đối mặt với nhau, không sợ sệt mà còn tỏ ra vui vẻ. Ông thấy không, chỉ có con người là khi làm chuyện ấy quay mặt vào nhau, còn lại tất cả các con vật khác đều không nhìn mặt nhau khi làm chuyện ấy
- Tại con người trơ trẽn, không biết ngượng là gì.
- Có đấy chứ, lúc đầu họ cũng ngượng, nên thường khi hôn nhau họ nhắm mắt, bạn không thấy sao !
Vâng ! đó là một kiểu lý luận. Có người con người được gọi là người kể từ khi phát minh ra ra lửa. Nhưng mấy ông thích ăn nhậu lại nói chúng ta được gọi là con người từ khi tình cờ phát minh ra rượu. Cũng có ông lại nói sau khi phát minh ra lửa khá lâu, cụ thể là từ khi phát minh ra ... thuốc lá.
Riêng vợ tôi, cô khẳng định, chúng ta được goi là người sau khi phát minh ra ... máy giặt !

Trời Gầm - L.A.T. Tháng 11/2009

Chủ Đề Nào ?


Có ông bạn bảo tôi
- Sao văn của ông toàn những chuyện tào lao, chẳng có chuyện nào là nghiêm túc. Giọng văn thì cứ đểu đểu thế nào ấy !
- Tôi cũng có nhiều suy nghĩ nghiêm túc lắm chứ, có rất nhiều ý tưởng hay nữa là đằng khác. Nhưng nói thật với ông, chuyện nghiêm túc thì không dám viết, tính tôi nhát lắm
- Sao vậy ?
- Ông không thấy có rất nhiều blog bị yêu cầu đóng cửa blog hay sao, thậm chí có cả blogger còn bị bắt nữa là
- Đó là những người chống đối nhà nước, chống đối chủ trương, chính sách thôi ông ơi
- Biết thế nào là mức được cho phép, mức có thể viết. Thôi, mình chỉ nói chuyện tào lao thôi, không nên viết vào những vấn đề khác mà mình chưa nắm rõ là có vi phạm hay không. Nếu lỡ có gì sai là iradem ngay thôi
- Ông nói tiếng tây, hay có gì khó nói mà phải dùng tiếng lóng vậy ?
- Là tôi nói nếu không khéo là "em ra đi" ngay thôi mà.
Á ra thế
Vì vậy tôi chỉ viết toàn chuyện tào lao thôi

Ôi ! Đám Cưới


Cơ quan tôi, lương trung bình của nhân viên khoảng vài ba triệu đồng một tháng. Công nhân sản xuất dăm bảy trăm người, còn trẻ. Cán bộ văn phòng và các dịch vụ khác dăm bảy chục người, đã già. Trẻ thì đám cưới của người trẻ, tức chính họ. Già cũng đám cưới của bọn trẻ,tức con cái họ. Một người già, trung bình có vài ba con, cá biệt bốn năm đứa, vì vậy đám cưới của người già cũng tương đương đám cưới của bọn trẻ, thậm chí còn nhiều hơn là đằng khác.
Số lượng như ở trên, đó mới là quan hệ tại cơ quan, chứ chưa kể đến quan hệ gia đình và lối xóm. Với gia đình thì có các cháu bên chồng, bên vợ, đây mới là khoản nặng đô. Với nhân viên, thì không thân sơ khi đi dự, chí ít cũng phải vài trăm, còn thân thiết thì phải hơn. Với con cháu họ hàng trong nhà thì phải tính bằng chỉ, bằng cây.
Khi mùa thu đến, tức mùa cưới cũng bắt đầu, cho đến sau tết. Có những tháng dăm đám cưới, với các sếp, tuy có bỏ phong bì hơi cao hơn nhân viên chút ít, nhưng cũng không ảnh hưởng đến thu chi nhiếu lắm. Nhưng với nhân viên, việc một tháng dăm đám cưới coi như mất đứt nửa tháng lương - ôi, sống bằng gì ?
Tháng này cô Đào Nở phòng tôi có tổng cộng trên mười giấy báo hỷ. Hôm rồi không biết có phải vì muốn giảm chi phí không, nhưng đến đám cưới một công nhân phòng Cơ Điện, cô không đi mà gữi phong bì cho tôi. Trong phong bì có tờ 100.000 đ và lời đề tặng
Nếu cô đi,mừng hai trăm
Nhưng vì bận việc, gữi năm chục ngàn
Tiếc vì con đã đặt bàn
Đành thêm năm chục, để càng thêm vui
Cũng trong văn phòng tôi, hai cậu Minh và Phát là thanh niên trẻ nhất. Năm ngoái Minh cưới vợ, Phát chỉ còn tờ 50.000 đ, đành bỏ phong bì kèm lời khất
Cưới mày, tao tặng năm trăm
Nhưng lương chưa lãnh, đưa năm chục ngàn
Phàn còn lại, chớ hỏi han
Xin cho thiếu lại ... đến làm ... thôi nôi
Không biết có phải do lời chúc trước nên bước không tới hay không mà cả hơn năm nay, vợ Minh vẫn chưa có bầu, chứ nói gì đến thôi nôi. Tháng rồi, đám cưới Phát, Minh cũng tham dự, nhưng trong phong bì không có tiền, chỉ có câu đề
Cưới mày, tao biếu sáu trăm
Trừ bốn trăm rưỡi... hồi năm vừa rồi
Phần còn lại, trăm rưỡi thôi
Cũng xin thiếu lại... đợi hồi sinh con
Như vậy Minh còn chơi sang hơn Phát, tặng nhiều hơn 100 mà lại thiếu ít hơn. Chuyện đám cưới, vui buồn lẫn lộn. Không tin, bạn cứ thử nhìn và album hình cưới mà xem, mặt ai cũng cười cười, nhưng xem ra, có gì đó không vui.
Trời Gầm - L.A.T - Tháng 11/2009

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Tại Sao Người Ta Hay Tiếc Cho Dĩ Vãng


Ai cũng nghĩ "Con người vĩ đại như thế, sao lại có thể chết được. Sau khi chết, chẳng lẽ không còn gì ư !". Thực ra, suy nghĩ kỹ lại, con người chết cũng phải thôi
Những ý nghĩ như trên chỉ xảy ra khi chúng ta còn trẻ, con muốn sống mãi mãi. Cuộc đời còn quá đẹp, nhưng vạn vật trên đời đều phai tuân theo Sinh, Lão, Bệnh, Tử, không một ai có thể cưỡng lại được. Ngày xưa, khi Tần Thủy Hoàng đã là hoàng đế vĩ đại, ông cho xây Vạn Lý Trường Thành mà đến nay vẫn hiên ngang tồn tại. Lúc này ông gần như là người "Muốn gì được nấy", thế nhưng việc tìm ra thuốc trường sinh bất tử thì ông hoan toàn thất bại sau khi đã tốn bao nhiêu công sức và nhân lực cho vấn đề này.
Cũng may, quy luật của trời đất không ưu ái, hay chiếu cố cho người này người kia. Nếu thượng đế mà không nghiêm minh, hay có những khất tất nào đó, thì có lẽ cứ gần đến những ngày "kết sổ" thế nào cũng có nhiều những cú điện thoại của những anh Hai, anh Ba, chú này, bác nọ, để rồi số mệnh của các chú các anh sẽ được kéo dài thêm dăm ba trăm năm hoặc nhiều hơn nữa. Và việc kéo dài lâu mau, dài ngắn sẽ phụ thuộc vào nhiều vấn đề, dộ thân quen, phong bì dày mỏng, và vai vế, cơ cấu ban bệ,...
Khi ta chết, người thương ta thì đau buồn vô hạn, người ghét ta thì rủa "chết cho rộng đất", không không thân sơ thì chép miệng "chết trước đẹp mồ mả". Tỷ lệ người thương yêu ta quá ít so với lượng người dưng và người không ưa ta, do vậy chết cũng là một kết thúc đẹp. Đối với người thân, khi đau buồn qua đi thì
Khi ta ở, chỉ là đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa ... ra tiền
và chỉ đến khi ta bắt đầu cảm thấy đau yếu liên miên, thì lúc này cuộc sống mới chán làm sao. Hưởng thụ không được nữa và lại còn làm phiền người thân ngày càng nhiều. Với những người càng giàu sang, càng quyền lực lại càng thấy chán, của cải vật chất dư đầy, nhưng không hưởng được - càng chán.
Rồi chỉ khi nằm trên giường bệnh, không ít người chỉ mong cái chết càng sớm càng hay. Vì đôi khi bệnh tật làm cho họ đau đớn không nguôi, họ cảm thấy chết như được giải thoát, như là về bên nước Chúa vậy.
Chưa đến mức chán sống, nhưng hai bai thơ sau có thể thấy tâm trạng của những người đã bắt đầu nuối tiếc

Ngày Xưa và Bây Giờ

Ngày xưa mái tóc buông lơi ,
Bây giờ sợi rụng sợi rơi đầy nhà .
Ngày xưa da trắng nõn nà ,
Bây giờ da đã trổ hoa ... đồi mồi .
Ngày xưa miệng cười thật tươi ,
Bây giờ móm xọm rụng mười cái răng .
Ngày xưa mặt sáng như trăng ,
Bây giờ xám xịt như vầng mây đen,
Ngày xưa yểu điệu như tiên
Bây giờ lẹt đẹt như con vịt bầu .
Ngày xưa chum chúm núm cau ,
Bây giờ lỏng thỏng như bầu trên cây .
Ngày xưa nhựa sống căng đầy ,
Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không .
Ngày xưa thắt đáy lưng ong ,
Bây giờ to bụng còn mông phẳng lờ .
Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ ,
Bây giờ thưa cứng tưa hồ rễ tre .
Ngày xưa ăn nói dễ nghe ,
Bây giờ cẳn nhẳn chua lè khó ưa ..
Ngày xưa thích được mây mưa ,
Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì
Ngày xưa thường sánh vai đi ,
Bây giờ chỉ thích năm ì ....xem phim .
Ngày xưa nhớ nhau đi tìm,
Bây giờ mặc kệ ..con tim mất rồi.

Ngày Xưa Ơi !

Ngày xưa sung sức thì nghèo,

Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi
Ngày xưa sức khỏe tuyệt vời,
Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu.
Ngày xưa sức mạnh như trâu,
Bây giờ công cụ nát nhàu như dưa.
Ngày xưa chẳng kể sớm trưa,
Bây giờ loáng thoáng lưa thưa gọi là.
Ngày xưa như sắt như đồng,
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa.
Bây giờ như cải muối dưa,
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu.
Trải qua một cuộc bể dâu.
Ôi thời oanh liệt còn đâu nữa nào.
Nay mai về với Ông Bà,
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Lại Nói Về "Sai Lầm Lớn Nhất Của Loài Người..."

(Xem bài "Sai lầm lớn nhất của loài người là phát minh ra lửa - ngày 30/10/2009)
Lại nói về sai lầm lớn nhất của loài người là đã quên mất tập tính ăn đồ sống, một món ăn có từ thời Khỉ bắt đầu được gọi là người, Một món ăn đã giúp loài người phát triển về dân số một cách mạnh mẽ. Người Châu Âu, khi nghiên cứu về biển và những thực phẩm được khai thác từ biển, đã rất ngạc nhiên về khả năng kỳ diệu của con Mực.
Sau khi ăn mực ống, họ thấy rất sung, lúc đầu con vật này chưa được đặt tên. Và người Châu Âu, hễ họ quan tâm tới điều gì thì nghiên cứu tới cùng. Sau một thời gian quan sát và nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng: Đây là một loài có khả năng sinh sản kỳ lạ. Mặc cho sự khai thác của loài người, nó vẫn không ngừng sinh sôi. Mà nếu con người không kịp khai thác, thì nó cũng tự chết, vì "đẻ nhiều quá, chết bớt đi cho rộng đất".
Lúc đầu, đúng là sai lầm của con người, khi họ quan sát sự phun ra của túi mực, họ nghĩ rằng: Mỗi lần muốn "yêu" nhau, 2 con mực để tránh bị làm phiền, sẽ phun ra từ túi mực một chất lỏng đen sì, mà ta gọi là mực (ink). Cho nên ưu điểm này của loài mực làm cho nó sinh hoạt một cách rất yên tâm, có chất lượng, việc này dẫn đến sự phát triển vô cùng. Vì vậy mà họ đặt tên chúng là SQUID, Squid là từ viết tắt của Sex Quality Under Ink Dark nghĩa là Tình dục có chất lượng dưới làn mực tối đen mịt mù !
Bạn gái tôi, một sinh viên nghiên cứu về hải dương học, đã tỏ rất phấn kích về phát hiện này
- Em cho rằng người Châu Âu đã quá quan tâm đến các tiện nghi sinh hoạt và điều kiện sống nên họ mới suy nghĩ và nghiên cứu những điều như vậy.
- Ừ, thì đối với người Châu Âu, lúc đầu họ suy nghĩ ra nhà trọ, khách sạn. Khi họ phát triển hơn, họ còn cho điểm, đánh giá khách sạn bao nhiêu sao dựa vào các tiện ích của các khách sạn đó
- Nhưng em e rằng, với khả năng của anh thì... việc phun một túi mực sẽ không đủ. Và sau đó rồi sao ? What happen ?
- Thì em phun phụ với anh một túi, nhưng anh e rằng kể cả túi mực của em cũng không đủ cho hai ta.
- Vâng, nhưng đó là tại chúng ta thường xuyên ăn mực sống. Điều này đã giúp chúng ta cải thiện đáng kể khả năng tác chiến.

Tuy nhiên, có hai dòng ý kiến khác nhau. Với đàn ông, họ thường thích ăn mực sống hơn, mực đã cắt và chế biến cẩn thận, ăn với washabi. Còn với phụ nữ, họ thích ăn mực nguyên con, mực chưa chế biến, tất nhiên phải được nấu chín. Với người Châu Á, họ thích ăn mực Sushi, Sugata và điều là ăn sống. Với người Châu Âu, họ thích ăn mực chín. Tất nhiên, các sở thích trên điều có những lý do đáng chú ý của họ.
Trong con mực ống, có cả tiết tố testosterone và estrogen, vì vậy khi ăn nó đều có tác dụng cho cả đàn ông lẫn phụ nữ. Khi gia nhiệt thì lượng estrogen giảm đáng kể, trong khi lượng testosterone hầu như còn nguyên vẹn, do vậy mà sẽ thấy tác dụng ngay ở nam giới. Tất cả các ông, sau khi ăn mực sushi đều muốn sung trận ! Trong khi đó, phụ nữ rất nhạy cảm, khi ăn mực nguyên con, mặc dù mực đã được nấu chín, ngoài yếu tố được bổ sung một lượng estrogen (mặc dù có giảm chút ít vì gia nhiệt), họ còn được nhìn ngắm con mực. Việc nhìn ngắm con mực, với những sợi râu nằm ở phần lớn nhất của nó, đã kích thích đáng kể đối với phụ nữ. Việc này cũng giống như người ta đã từng suy nghĩ là ăn nấm chó bổ âm vậy !
Những lưu ý khi ăn sushi:
- Chọn nước tương (xì dầu) thích họp, chọn loại nước tương đặc
- Chỉ chế ra chén một lượng nước tương thật ít (Khi thiếu có thể thêm vảo)
- Cho washabi vào nột cách vừa phải, nên cho một ít trên thành chén để dễ dàng bổ sung thêm.
- Tốt nhất nên dùng rong biển để cuộn, hoặc có thể dùng lá cải để cuộn (Vietnamese). Khi cuộn xong, dùng ngón trỏ và ngón giữa để cầm, trong khi ngón cái có thể dùng để điều chỉnh phần đỉnh miến cuộn sushi
- Nên ăn thêm với ít lát gừng chua (gừng non làm chua), giừng giúp ngon miệng, ấm bụng và chống tác dụng phụ
Và đặc biệt lưu ý là:
KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NHIỀU VÌ SẼ "LÀM KHỔ" ĐỐI TÁC !!!
Trời Gầm L.A.T , Tháng 11/2009

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Dưa Hấu Có Nguồn Gốc Từ ... Bình Thuận




Tôi có thể khẳng định với quý vị một điều, điều mà tôi dám chắc rằng tất cả mọi người trong chúng ta đều chưa biết. Đó là Trái Dưa Hấu có nguồn gốc xuất xứ tại tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.
Ngày nay, ai cũng biết Bình Thuận là xứ thanh long, đi đâu cũng thấy trồng thanh long. Không có trương trình truyền hình nào mà không có tin tức về cây thanh long, các cuộc hội thảo thì hầu như tuần nào cũng có chủ đề về cây thanh long, rồi xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, vv và vv. Cũng phải thôi, vì thanh long đã mang lại thu nhập cao và ổn định cho nông dân, tuy nhiên với Bình Thuận, Dưa Hấu lại là vấn đề khác.

Sử sách đã ghi lại rằng Mai An Tiêm là người đầu tiên trồng và canh tác Dưa Hấu. Ông sống tại một hòn đảo, vậy đảo ông sống là đảo nào ? Đó chính là huyện đảo Phú Quý, thuộc tỉnh Bình Thuận ngày nay. Người dân đảo Phú Quý thường có tên gọi không có chữ lót, chẳng hạn như Lê Cọc, Nguyễn Long,... Và tên của ông tổ Dưa Hấu đã được xác minh là Mai An.

Người Bình Thuận thường có tiếng nói trại chữa "ô" nói thành "âu". Chẳng hạn như "cái gối" thì gọi là "cái gấu", dân biển gọi "cá đối" là "cá đấu",..
Nếu đi trên con đường bắc nam, bạn có thể dễ dàng nhận ra có một đoạn dốc thuộc địa phận huyện Tuy Phong, Bình Thuận chuyên bán dưa hấu. Người ta dựng các chòi lá để bán dưa, dưa được bán quanh năm, dưa hấu được bán từ xưa đến giờ. Khi chưa có những giống dưa mới, những giống dưa ngoại lai, thì dưa được bán tại đây đều là giống dưa địa phuơng.

Giống dưa địa phương khi ấy, là giống dưa trái nhỏ, rất lâu chín. Vợ Mai An là Hoàng Thị là một người phụ nữ to béo, rất ham ăn. Cứ mỗi mùa dưa, khi mà dưa chưa kịp chín, bà Hoàng Thị liên tục hối thúc chồng mình làm sao cho mau có dưa ăn, làm sao cho dưa mau chín. Vì vậy lúc này dưa có tên là Dưa Hối, sau do tiếng Bình Thuận mà đọc thành Dưa Hấu ! Ông Mai An là một người rất thương vợ, ông ngày đêm suy nghĩ làm sao cho có dưa mau chín hơn, trái to hơn, và cuối cùng ông đã nghĩ ra một hoạt chất. Hoạt chất này khi tiêm vào Dưa Hối sẽ làm cho dưa mau chín, và từ đó, sau vụ tiêm cho dưa, ông Mai An có tên là Mai An Tiêm.
Vì nhớ ơn ông Mai An mà những người bán dưa tại Tuy Phong thường xuyên cúng bái ông Mai An. Việc cúng bái tuy có giảm đi, nhưng địa danh dốc bán dưa sau này đã có tên là Dốc Cúng. Vì một số lý do thời tiết, mà vị trí bán dưa sau này, có thể đã di chuyển đi đôi chút, nhưng cũng xung quanh khu vực này. Giống dưa địa phương nay cũng thoái hoá hoàn toàn và người ta chỉ dùng để lấy hạt ăn trong dịp tết, đó là lý do mà toàn bộ hạt dưa của Việt Nam dùng để cắn chơi trong các dịp tết và cưới xin đều có xuất xứ từ Bình Thuận.
Ngày nay, nếu bạn có đến Bình Thuận, gặp những người có tên Mai An Phun, Mai An Xịt,... thì đều là hậu duệ của Mai An Tiêm
Trời Gầm - L.A. T - Tháng 11/2009

Luận Về Từ Ngữ


Về vấn đề từ ngữ Việt, kể ra thì quá hay. Chúng ta, hầu hết đều là người trần mắt thịt, thường thì trong quá trình sinh hoạt trao đổi không chú tâm, cũng như không cần thiết phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên khi để ý sẽ thấy có nhiều cái hay, cái đẹp của và cái "thâm" thuý của nó.Các bác soạn thảo nghị quyết, các bác trong các ban tuyên truyền là "bậc thầy" của việc dùng từ ngữ. Khi được nghe một vị giảng chính trị "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh " và phân tích tại sao lại là "làm theo" mà không phải "làm như" vì "làm như" thì làm "chắc là không nổi"...Cũng như vậy, chúng ta có "Ban phòng chống bão lụt", nên chăng phải đổi là "Phòng tránh bão lụt". Vì thực ra làm gì có vụ "chống", mà chủ yếu là tránh. Di dời, sơ tán,...thì là phòng tránh chứ.

Về vấn đề hên xui thì chữ nghĩa cũng có tác dụng rất hay. Người ta thường nói: Con gái tên Duyên thường ít duyên, con trai tên Anh Tuấn thường không đẹp trai, con gái tên Trinh thì... Có nghĩa là tên là gì thì thường bị trời cho ngược lại. Ngày xưa khi sát nhập 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên làm một tỉnh, nhiều vị đại diện tại Thừa Thiên muốn tên tỉnh là Thiên Trị Bình (Vì thủ phủ nằm ở Huế mà). Nhưng tên này không được chấp nhận, sau đó tên cuối cùng được chấp nhận là Bình Trị Thiên có nghĩa là Đất Trị Trời. Đất làm sao mà trị được trời, từ ngày nhập tỉnh bão lụt liên miên, thiên tai liên tiếp. Sau khi tách tỉnh mọi thiên tai có vẻ đỡ hơn, tuy nhiên bão lụt vẫn nhiều vì đã lỡ "hỗn" với trời. Người có lý lịch xấu, vết nhơ thì sau nay có hối cải cũng chỉ được chiếu cố phần nào chứ làm sao như bình thường được.......Có ai có ý kiến khác

Sai Lầm Lớn Nhất Của Loài Người Là Phát Minh Ra ...Lửa




Các món ăn sống ! Thực ra, đây là các món ăn thuần tuý của Việt Nam. Tuy nhiên, với người Việt ta, thường có mới nới cũ, khi xã hội phát triển, khi nền văn minh Tây Tàu vào thì trước hết là "ăn cơm Tàu" rồi sau đó là những "lẩu", gà rán KFC,...và đề là những món gia nhiệt.



Tuy nhiên, khi ăn những món chín thì cũng có những tác dụng nhất định. Mà tác dụng dễ thấy nhất là giảm sinh đẻ, đó cũng là cái hay của tạo hoá, cái hay của Thượng đế, vì nếu không giảm sinh thì trái đất giờ này cỡ vài chục tỷ người chứ đâu phải chỉ lèo tèo sáu, bảy tỷ người như bây giờ. Người châu Âu, người Mỹ, hầu như không bao giờ ăn đồ sống, vì vậy "súng ống" trông có vẻ to, nhưng rất mềm, tỷ lệ sinh sản ở cộng đồng này cũng thấp (Dân số luôn giảm). Người châu Á thì ngược lại, và ở những vùng nào người dân có thói quen ăn đồ sống nhiều thì việc sinh hoạt tình dục càng tăng lên rõ rệt. Dân nông thôn, nơi mà thường có thói quen ăn món gỏi, thường sinh con rất đông, nơi cũng được đánh giá là có "độ cứng" tốt hơn dân thành thị. Dân thành thị, nơi mà việc "làm ăn" ngày càng rất kém, "độ mềm" lại ngày một tăng, họ lại đổ thừa do áp lực của công việc, stress,... Nhưng cũng anh chàng đó, khi về quê ít hôm, hay xuống biển nghĩ ngơi ít hôm thì mọi việc đã khác, đó là do món ăn sống cả đấy.
Tại sao khi chia con, cùng là 50 đứa xuống biền, 50 đứa lên núi. Nhưng giờ đây, thử nhìn lại xem dân số miền biển gấp bao nhiêu lần dân số miên núi ! Trong số những món ăn sống thì Sò Lông được đánh giá là hiệu quả hơn cả, và tác dụng của Sò Lông được đánh giá là vừa có tác dụng tức thời, nhưng nó cũng có các tác dụng lâu dài không kém. Với người Nhật, khi họ ăn Akagai (Sò lông- tiếng Nhật), họ thấy hay quá, hiệu quả quá, họ đã phải giải thích răng : Khi ăn Sò Lông xẻ cánh bướm (Akagai Butterfly), trong quá trình ăn thì phài nhìn, ngắm nghía (Thưởng thức món ăn của người Nhật), người ăn đã thấy sự liên tưởng giữa con sò xẻ cánh bướm và bộ phận sinh dục nữ. Và phàm khi hinh dung ra những việc như vậy, sẽ làm cho người đàn ông kích thích, tạo sự thèm muốn và hưng phấn, dẫn đến sự đòi hỏi - Cũng giống như người ta không kiềm chế được, dễ dẫn đến pham tội khi xem phim sex. Tuy nhiên, không phải hoàn toàn như vậy, người ta đã nghiên cứu, trong các món ăn đồ biển ăn sống, đặc biết là sò lông, khi ăn sẽ tạo ra tiết tố testosterone giúp tăng cường ham muốn, và đặc biệt là cải tạo và củng cố "độ cứng".
Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi tôi có hai ông khách từ Nhật sang Phan Thiết, khi tôi mời họ món Sò lông, chỉ có một ông ăn, một ông không ăn, mặc dù tôi đã cố mời vì biết rằng đây là món khoái khẩu và rất đắt tiền tại Nhật Bản. Mãi sau này khi thân quen, "ông không ăn" mới giải thích với tôi rằng " Ông không thấy ông Takada đi cùng với vợ à, tôi ăn món đó khi đi một mình, mà lại là mới đến nơi xa lạ, không biết tìm đâu ra để giải quyết đề mà chết à"

Trời Gầm - L.A.T - Tháng 11-2009



http://tintuc.xalo.vn/2035071951/mon_an_lam_tang_kha_nang_quot_yeu_quot_co_hieu_qua_toi_dau.html